Overview

Malaysia

Malaysia - Điểm đến du học gần nhà. Theo BBC, Malaysia là một trong những nước Đông Nam Á có nền công nghiệp phát triển và tình hình chính trị ổn định. Thủ đô của quốc gia có tên gọi mang ý nghĩa Hoàng Kim (trong tiếng Mã Lai) là Kuala Lumpur

Nếu quan tâm đến thông tin xuất xứ của những món hàng điện tử, bạn có lẽ ít nhất một lần đọc được dòng chữ “Made in Malaysia” ở mặt sau một sản phẩm nào đó. Hiện tại, Malaysia là một trong những nước sản xuất đĩa cứng máy vi tính, dầu cọ, tem và cao su hàng đầu thế giới.

Đây cũng là một trong bốn con rồng châu Á (cùng với Hong Kong, Singapore, Hàn quốc và Đài Loan) đầy hứa hẹn cho kế hoạch du học của bạn.

Theo BBC, Malaysia là một trong những nước Đông Nam Á có nền công nghiệp phát triển và tình hình chính trị ổn định. Thủ đô của quốc gia có tên gọi mang ý nghĩa Hoàng Kim (trong tiếng Mã Lai) là Kuala Lumpur.

Người Malaysia có những đức tính chung cơ bản là từ tốn, ấm áp và thân thiện. Dân số Malaysia (27,9 triệu người vào năm 2010) được ví như là một nồi “lẩu thập cẩm” với những dân tộc và tôn giáo khác nhau: Trung Quốc (26%), Mã-lai (60%), Ấn độ và nhiều dân tộc thiểu số khác nữa. Chính sự đa dạng về văn hóa sẽ mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm đời sống phong phú. Về mặt địa hình, Malaysia được Biển Đông chia tách làm hai phần với những đặc tính văn hóa riêng: 11 bang nằm trên bán đảo Mã lai và 2 bang còn lại trên đảo Borneo.

Đây là điểm đến du lịch hấp dẫn của người dân trong khu vực nói chung cũng như trên toàn thế giới nói riêng. Malaysia rất nổi tiếng với các hoạt động giải trí mọi địa hình (núi, biển…) cũng như những khu trung tâm mua sắm sầm uất.

Ngôn ngữ chính thức của quốc gia này là Bahasa Melayu (Malay) nhưng tiếng Anh cũng được nói rộng rãi trên cả nước. Tương tự, đạo Hồi là tôn giáo chính thức nhưng tất cả những tôn giáo khác cũng được thực hành một cách tự do

Cuối cùng, mức lương khởi điểm cho một tân cử nhân làm việc trong môi trường thương mại ở đây là 4500 đô la Mỹ/tháng. Các văn phòng chính phủ làm việc từ 8 đến 16h30 mỗi ngày (8-12h30pm vào thứ bảy). Chính phủ Malaysia không cho phép các công ty yêu cầu nhân viên làm việc quá 8 giờ mỗi ngày.

Những yêu cầu tuyển sinh cơ bản

Bậc cử nhân:

-   Tốt nghiệp THPT

-   Đa số các trường yêu cầu TOEFL CBT tối thiểu 173 đến 250hoặc TOEFL IBT tối thiểu từ 61 đến 100 hay IELTS 6.0 đến 7.0

-   Thời gian học kéo dài trong vòng 2-3 năm cho bằng chứng chỉ và 3-5 năm cho bằng cử nhân.

Những yêu cầu tuyển sinh cơ bản

Bậc cử nhân:

-   Tốt nghiệp THPT

-   Đa số các trường yêu cầu TOEFL CBT tối thiểu 173 đến 250hoặc TOEFL IBT tối thiểu từ 61 đến 100 hay IELTS 6.0 đến 7.0

-   Thời gian học kéo dài trong vòng 2-3 năm cho bằng chứng chỉ và 3-5 năm cho bằng cử nhân.

Bậc sau Đại học:

-   Có ít nhất 16 năm đi học.

-   Đa số các trường yêu cầu TOEFL CBT tối thiểu 173 đến 250hoặc TOEFL IBT tối thiểu từ 61 đến 100 hay IELTS 6.0 đến 7.0

-   Thời gian học kéo dài từ 1-2 năm cho bằng thạc sĩ và 3-5 năm cho bằng tiến sĩ.

Theo varsityadmission Dù chi phí cuộc sống không quá cao (khoảng 3.000 - 4000 USD/năm)  nhưng chi phí học tập cũng khá cao. Cụ thể, bậc cử nhân tại các trường Đại học tư nhân có mức học phí từ 8.821 – 17.642 USD. Trongkhi đó, ở các trường Đại học công và tư nhân, bậc thạc sĩ có mức học phí 5.586 đến 10.291 USD.

Chi phí cho bảo hiểm sức khỏe vào khoảng 30 USD cho một học kì.

-   Có ít nhất 16 năm đi học.

-   Đa số các trường yêu cầu TOEFL CBT tối thiểu 173 đến 250hoặc TOEFL IBT tối thiểu từ 61 đến 100 hay IELTS 6.0 đến 7.0

-   Thời gian học kéo dài từ 1-2 năm cho bằng thạc sĩ và 3-5 năm cho bằng tiến sĩ.

Theo varsityadmission Dù chi phí cuộc sống không quá cao (khoảng 3.000 - 4000 USD/năm)  nhưng chi phí học tập cũng khá cao. Cụ thể, bậc cử nhân tại các trường Đại học tư nhân có mức học phí từ 8.821 – 17.642 USD. Trongkhi đó, ở các trường Đại học công và tư nhân, bậc thạc sĩ có mức học phí 5.586 đến 10.291 USD.

Chi phí cho bảo hiểm sức khỏe vào khoảng 30 USD cho một học kì.

Lý do bạn đến đây

Malaysia

Malaysia - Điểm đến du học gần nhà ngày càng nhiều học sinh Việt Nam lựa chọn. Malaysia là một trong bốn con rồng châu Á (cùng với Hong Kong, Singapore, Hàn quốc và Đài Loan) đầy hứa hẹn cho kế hoạch du học của bạn. Ngôn ngữ chính thức của quốc gia này là Bahasa Melayu (Malay) nhưng tiếng Anh cũng được nói rộng rãi trên cả nước. Tương tự, đạo Hồi là tôn giáo chính thức nhưng tất cả những tôn giáo khác cũng được thực hành một cách tự doCuối cùng, mức lương khởi điểm cho một tân cử nhân làm việc trong môi trường thương mại ở đây là 4500 đô la Mỹ/tháng. Các văn phòng chính phủ làm việc từ 8 đến 16h30 mỗi ngày (8-12h30pm vào thứ bảy). Chính phủ Malaysia không cho phép các công ty yêu cầu nhân viên làm việc quá 8 giờ mỗi ngày.Môi trường giáo dục tiêu chuẩn quốc tếỞ Malaysia, giáo dục bậc Đại học nói riêng và giáo dục nói chung có chất lượng rất cao, được đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế giúp các sinh viên ở Malaysia có trình độ ngang ngửa sinh viên các nước phát triển như Anh, Úc, Canada, New Zealand và Pháp – cũng là các quốc gia tạo nhiều điều kiện cho sinh viên nước này trong các bậc học cao hơn (sau Đại học).Du học Malaysia, bạn cũng sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí về mức học phí lẫn chi phí sinh hoạt, trong khi đó, bạn vẫn được nói chuyện tiếng Anh mỗi ngày với người bản xứ - chuẩn bị cho một hành trình phát triển xa hơn trên toàn cầu. Theo Mohe, chi phí sinh hoạt mỗi năm ở đây chỉ khoảng RM 12.000/năm (tương đương 3750 USD).Ngoài ra, môi trường giáo dục thân thiện và các trung tâm giáo dục được trang bị cơ sở vật chất hiện đại cũng là một điểm cộng cho du học Malaysia. Đối với các sinh viên quốc tế, những thủ tục nhập cảnh được cho là khá đơn giản.Trong giáo dục, ngoài kiến thức từ trong sách vở, các thầy cô còn quan tâm đến việc rèn luyện những kĩ năng mềm cho sinh viên: truyền thông, làm việc nhóm và mở rộng mạng lưới cộng đồng. Kĩ năng quan trọng không kém là ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

Hệ thống giáo dục

Chuẩn bị visa

Tự hào với tỉ lệ sinh viên quốc tế đứng thứ 11 trên thế giới, Malaysia là điểm đến quan trọng đối với bất kỳ sinh viên nào đang tìm kiếm cơ hội học tập ở nước ngoài. Với 200.000 sinh viên quốc tế sẽ học tập tại Malaysia vào năm 2020, khách nước ngoài đã nhìn thấy những thay đổi trong các yêu cầu thị thực tại đây. Mặc dù có nhiều quy định hơn nhưng không có nghĩa việc xin thị thực là không thể. Thực tế, phần lớn quy trình này được chủ yếu xử lý trực tiếp bởi trường của bạn.

STUDENT PASS VÀ STUDENT VISA

Mọi sinh viên quốc tế đều cần Student Pass (thẻ sinh viên) và Student Visa (thị thực sinh viên) còn hiệu lực để học tập tại đây. Theo luật Malaysia, chỉ các trường công hoặc trường tư thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo dục Đại học và Bộ Nội vụ mới được nhận sinh viên quốc tế.

Để có được thị thực sinh viên, bạn sẽ cần nộp đơn xin Student Pass. Một khi bạn được nhận Student Pass tạm thời, bạn sẽ được cấp Student Visa để nhập cảnh vào Malaysia. Khi bạn đến Malaysia, bạn sẽ được nhận Student Pass đầy đủ, chính thức. Bạn sẽ cần cả Student Pass và Student Visa để được học ở đây.

TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG

Bạn sẽ được cấp thị thực du học sinh ngay khi nhập cảnh vào Malaysia nếu có giấy chứng nhận đủ điều kiện được cấp Student Pass.

Khi bạn trúng tuyển vào một trường đại học ở Malaysia, nhà trường sẽ nộp hồ sơ xin cấp Student Pass cho bạn. Bạn sẽ phải nộp một số hồ sơ cần thiết và trả một khoản phí nhất định để phía nhà trường đăng kí giúp bạn. Nếu hồ sơ của bạn được thông qua, Cục quản lý xuất nhập cảnh của Malaysia sẽ gửi một giấy chứng nhận đủ điều kiện được cấp Student Pass về trường. Nhà trường sẽ gửi bản chính giấy chứng nhận đó đến tận tay bạn tại Việt Nam, kèm theo một biên bản có đóng mộc xác nhận bạn đủ các tố chất cần thiết để du học (Personal Bond). Các loại giấy tờ này sẽ là Student Pass tạm thời giúp bạn có thể đến Malaysia dưới hình thức là một sinh viên.

Thông thường hồ sơ sẽ được xử lí và có kết quả trong vòng 1-2 tuần. Các bạn sinh viên nên nộp các giấy tờ liên quan để trường làm thủ tục càng sớm càng tốt vì nếu không có giấy chứng nhận đó, các bạn sẽ không được nhập cảnh Malaysia. Khi bạn đặt vé máy bay đi Malaysia, bạn phải gửi toàn bộ thông tin chính xác chuyến bay của mình cho trường bao gồm sân bay bạn đến, số hiệu chuyến bay, ngày giờ đến.

NHẬP CẢNH

Bạn phải cầm sẵn trên tay giấy chứng nhận được cấp Student Pass khi đến cửa khẩu tại Malaysia.

Khi bạn đáp xuống sân bay tại Malaysia, người đại diện của trường đại học sẽ đón bạn tại cửa khẩu. Sau đó bạn sẽ được cấp một Giấy Thông Hành Đặc Biệt (Special Pass) để có thể nhập cảnh Malaysia. Lưu ý rằng thẻ này chỉ có hiệu lực trong vòng 2 tuần. Trong 2 tuần đó, bạn cần phải đến Cục Xuất Nhập Cảnh để nhận Student Pass chính thức. Bạn cũng sẽ được cấp thị thực ngay khi nhập cảnh vào Malaysia. Thị thực này có hiệu lực ít nhất là 6 tháng.

KHI ĐẾN NƠI

Trường đại học sẽ nộp hộ chiếu của bạn cho Cục Xuất Nhập Cảnh trong khoảng thời gian 2 tuần lúc bạn vừa đến để xin cấp Student Pass chính thức. Sau khoảng 6-8 tuần, bạn sẽ nhận lại được hộ chiếu đã được dán Student Pass. Bạn sẽ phải làm mới Student Passs hàng năm.

CÁC LOẠI GIẤY TỜ NÀO CẦN CUNG CẤP ?

Để nộp hồ sơ xin cấp Student Pass, bạn cần cung cấp cho trường đại học các loại giấy tờ sau:

  • Giấy thông báo trúng tuyển của trường đại học

  • Mẫu đơn xin cấp Student Pass hoàn chỉnh

  • Hai bản photo trang thông tin cá nhân trên hộ chiếu

  • Ba tấm ảnh hộ chiếu

  • Giấy tờ xác minh đã mua bảo hiểm sức khỏe Malaysia

  • Giấy tờ chứng minh bạn có đủ tài chính để phục vụ cho quá trình học tập tại Malaysia

  • Biên bản xác nhận bạn đủ điều kiện nhập học được đóng mộc bởi trường đại học (Personal Bond document)

Theo luật, trường đại học của bạn phải kí biên bản xác nhận Personal Bond nếu họ đồng ý tuyển bạn vào học nhưng bạn sẽ phải trả một khoản phí để nhận được giấy này. Các trường đại học sẽ không gửi hồ sơ của bạn đi cho đến khi bạn đã chi trả đầy đủ các chi phí.

CÁC LOẠI PHÍ

Giấy xác nhận Personal Bond có phí dao động từ RM 300 – RM 1500 (khoảng 2 – 10 triệu đồng) tùy thuộc vào quốc tịch của sinh viên. Bạn cũng cần phải trả phí đăng kí nhập học cho trường. Ví dụ, trường đại học Nottingham Malaysia thu RM 500 (khoảng 3,3 triệu đồng) trước khi họ gửi hồ sơ của bạn đi và thêm RM 500 nữa vào ngày bạn đăng kí môn học.

Bạn có thể sẽ phải trả thêm một số phụ phí để chuẩn bị hồ sơ xin Student Pass như phí khám sức khỏe, bảo hiểm y tế. Mức phí này có thay đổi tùy theo quốc tịch của bạn. Bạn có thể tham khảo chi phí ước tính của các khoản này tại đây.

Các bạn sinh viên quốc tế sẽ phải mua một trong ba gói bảo hiểm y tế để hoàn thiện hồ sơ xin Student Pass. Giá của bảo hiểm dao động từ RM 500 – RM 850 (khoảng 3,3 – 5,6 triệu đồng)

Phí cấp Student Pass thường niên là RYM 60 (khoảng 400 ngàn đồng) trong khi phí cấp thị thực dao động từ RYM 15 - RYM 90 (khoảng 100 – 600 ngàn đồng). Tất cả loại phí trên phải được trả trực tiếp cho Cục Xuất Nhập Cảnh Malaysia.

BẢO QUẢN THỊ THỰC

Student Pass của bạn chỉ có hiệu lực trong vòng một năm và bạn có thể sẽ không được cấp cái mới nếu không tham gia đầy đủ số buổi học yêu cầu hoặc không chứng minh được việc đã đăng kí môn học cho học kì tiếp theo. Bạn sẽ phải làm mới Student Pass ít nhất một tháng rưỡi trước khi hết hạn. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua trường đại học của mình. Mỗi trường sẽ có một quá trình làm mới Student Pass khác nhau, bạn có thể lên web trường để tìm hiểu thêm, chi phí ước tính khoảng RM 1000 (khoảng 6 – 7 triệu đồng) để làm mới Student Pass. Số tiền này đã bao gồm phí bảo hiểm y tế.