Overview

Mỹ

Hệ thống giáo dục Mỹ có nhiều lựa chọn ngành học cho sinh viên quốc tế. Sự phong phú về trường, chương trình học và địa điểm mang đến cho sinh viên nhiều lựa chọn nhưng nhiều khi cũng sẽ khó quyết định, thậm chí đối với cả sinh viên Mỹ. Khi bắt đầu lựa chọn trường học, điều quan trọng là phải tìm hiểu kỹ hệ thống giáo dục Mỹ. Hiểu biết về hệ thống giáo dục Mỹ sẽ giúp sinh viên đưa ra được những lựa chọn đúng đắn và phát triển kế hoạch học tập của mình.

Hệ thống Giáo dục

BẬC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC

Trước khi học chương trình giáo dục bậc cao, học sinh Mỹ có 12 năm học tiểu học và trung học, chương trình từ lớp một cho tới lớp mười hai. Khi sáu tuổi, học sinh Mỹ bắt đầu vào học tiểu học. Sau năm hoặc sáu năm tiểu học sẽ tiếp tục học lên trung học.

Bậc trung học gồm có hai chương trình: một là “trường trung học bậc giữa” hay “trung học cơ sở” và hai là “trường trung học”. Bằng tốt nghiệp sẽ được cấp sau khi tốt nghiệp trung học. Sau khi tốt nghiệp trung học (12 năm), sinh viên Mỹ có thể học lên đại học hoặc cao đẳng. Trường Cao đẳng hoặc Đại học còn được gọi là “giáo dục bậc cao”.
 

Hệ thống Giáo dục Bậc cao tại Mỹ: Cấp Bậc Học

Cấp bậc đầu tiên: Đại Học

Sinh viên học cao đẳng hoặc đại học và chưa lấy bằng cử nhân, thì đang học tại bậc đại học. Thường sinh viên mất bốn năm để lấy bằng cử nhân. Sinh viên có thể bắt đầu học lấy bằng cử nhân qua trường cao đẳng cộng đồng hoặc trường đại học bốn năm.

Hai năm đầu, sinh viên sẽ phải học rất nhiều khóa học khác nhau, thường được biết đến như các khóa học cơ bản: văn học, khoa học, khoa học xã hội, nghệ thuật, lịch sử và nhiều môn học khác. Điều này giúp sinh viên tích lũy kiến thức nền tảng chung phong phú trước khi tập trung học môn chính.

Nhiều sinh viên lựa chọn học tại trường cao đẳng cộng đồng để hoàn thành hai năm đầu chương trình học cơ bản. Sinh viên sẽ lấy bằng chuyển tiếp Associate of Arts (AA) sau đó chuyển tiếp lên trường đại học hoặc cao đẳng hệ bốn năm.

“Môn chính” là ngành học mà sinh viên lựa chọn. Ví dụ, ngành học chính của sinh viên là báo chí, sinh viên sẽ lấy bằng cử nhân báo chí. Sinh viên sẽ phải học một vài khóa học bắt buộc cho ngành học để đáp ứng yêu cầu của ngành đó. Sinh viên phải lựa chọn ngành học chính khi bắt đầu học năm thứ ba tại trường.

Một đặc điểm riêng của hệ thống giáo dục bậc cao của Mỹ là sinh viên có thể thay đổi ngành học chính bất cứ lúc nào. Việc thay đổi ngành học chính khi học đại học là hoàn toàn bình thường đối với sinh viên Mỹ. Thường sinh viên sẽ phát hiện một ngành nào đó họ xuất sắc hoặc thích thú. Hệ thống giáo dục Mỹ rất linh hoạt. Cần lưu ý là thay đổi ngành học cũng đồng nghĩa với việc phải học nhiều môn hơn, tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.

Cấp bậc thứ hai: Sau Đại học lấy bằng Thạc sỹ Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân có thể thực sự muốn học lên cao học để nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp. Bằng cấp này là cần thiết cho các vị trí chủ chốt trong khoa học thư viện, kỹ thuật, hành vi sức khỏe và giáo dục.

Ngoài ra, sinh viên quốc tế ở một số nước chỉ được chấp nhận học ở nước ngoài ở cấp cao học. Sinh viên nên tìm hiểu thông tin liệu có cần kinh nghiệm làm việc ở trong nước trước khi nộp đơn học cao học ở Mỹ.

Chương trình cao học thường do một phòng ban ở trường đại học quản lý riêng. Để được nhận học, sinh viên cần phải có điểm GRE (graduate record examination). Chương trình cao học khác có thể yêu cầu các bài kiểm tra khác như LSAT khi nộp đơn vào trường luật, GRE hay GMAT cho trường đào tạo kinh doanh, và MCAT cho trường y.

Các chương trình cao học lấy bằng Thạc sỹ thường hoàn thành trong vòng một hoặc hai năm. Ví dụ, chương trình MBA (thạc sỹ quản trị kinh doanh) là một chương trình phổ biến thường hoàn thành trong hai năm. Các chương trình thạc sỹ khác như báo chí, chỉ yêu cầu một năm.

Phần lớn chương trình thạc sỹ được giảng dạy trong lớp học và sinh viên cao học phải viết bài nghiên cứu dài gọi là “bài luận thạc sỹ” hoặc hoàn thành một “dự án thạc sỹ”.

Cấp bậc thứ ba: Sau đại học lấy bằng Tiến sỹ Nhiều trường coi bằng thạc sỹ là bước khởi đầu trước khi học lên bằng PhD (tiến sỹ). Nhưng tại nhiều trường khác, sinh viên có thể học thẳng lên bằng tiến sỹ mà không cần có bằng thạc sỹ. Để lấy bằng tiến sỹ, sinh viên phải dành ba năm hoặc nhiều hơn. Sinh viên quốc tế có thể dành năm đến sáu năm để hoàn thành bằng tiến sỹ.

Trong hai năm đầu của chương trình, hầu hết sinh viên học tiến sỹ sẽ lên lớp và tham dự hội thảo. Ít nhất sẽ dành một năm để nghiên cứu và viết bài luận hoặc luận án. Bài nghiên cứu này phải thể hiện quan điểm, thiết kế hoặc nghiên cứu mới chưa được phát hành trước đây.

Luận án tiến sỹ là cuộc thảo luận và tóm tắt những nghiên cứu hiện tại về một chủ đề. Hầu hết các trường ở Mỹ cấp bằng tiến sỹ đều yêu cầu sinh viên có thể đọc hiểu hai ngôn ngữ và dành phần lớn thời gian “tại một nơi” để vượt qua kỳ thi chấp nhận vào chương trình tiến sỹ và kỳ thi hùng biện về đề tài tiến sỹ.
(Nguồn: Tạp chí StudyUSA)

Lý do bạn đến đây

Trình độ học vấn cao

Trình độ cao từ việc học ngoại ngữ đến đại họcĐi liền với sức mạnh kinh tế thế giới là hệ thống giáo dục chất lượng, đặc biệt là chất lượng của các trường đại học. Các trường ở Mỹ đòi hỏi học sinh phải thật sự chăm chỉ học tập mới có thể theo kịp được với môi trường học và phát huy khả năng bản thân một cách tốt nhất và tránh lãng phí thời gian du học quý báu của bạn.Có nhiều sự lựa chọn được du học tại Mỹ!Ngoài việc nâng cao kỹ năng tiếng Anh của bạn, Hoa Kỳ còn là sự lựa chọn để học bậc Trung học và Đại học. Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên quốc tế, có rất nhiều trường Đại học quốc gia và trường Cao đẳng nghề, và những khóa học liên thông với chi phí thấp tạo điều kiện cho học sinh quốc tế được tiếp cận với nền giáo dục hàng đầu thế giới. Du học Mỹ không phải dễ dàng, du học sinh sẽ phải vượt qua các thách thức trong quá trình học để nâng cao trình độ bản thân và không được phép bỏ cuộc.

Văn hóa đa dạng và các thành phố độc đáo khác biệt

Hoa Kỳ là một đất nước rộng lớn hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau. Không chỉ ở New York -""cái nôi đa chủng tộc của thế giới"", mà các thành phố khác ở Mỹ cũng là nơi tập trung nhiều người ở nhiều nơi khác nhau để tạo ra sắc màu và sức sống của thành phố. Ở những quốc gia như vậy, bất cứ nơi nào bạn đến, bạn sẽ tìm thấy những điều thú vị khác biệt.

Dễ dàng để học tập hoặc nghiên cứu liên kết với trường ở Canada!

Hoa Kỳ và Canada là hàng xóm cạnh nhau. Toronto nằm ngay gần New York và Vancouver nằm gần Bờ Tây của Hoa Kỳ! Du học sinh có thể đi du lịch dễ dàng hơn giữa 2 đất nước, và tất nhiên,học sinh có thể tiếp tục học thông qua các chương trình liên kết. Đây là cơ hội để học sinh được học tập và nghiên cứu cũng như tận hưởng văn hóa của toàn bộ lục địa Bắc Mỹ.

Chuẩn bị visa

  • Đây là loại visa sinh viên phổ biến nhất. Nếu bạn muốn tham gia vào nghiên cứu học thuật tại Hoa Kỳ tại một trường được phê duyệt, chẳng hạn như trường Cao đẳng hoặc đại học Hoa Kỳ được công nhận, trường trung học tư thục hoặc chương trình tiếng Anh được phê duyệt thì bạn cần phải có visa F-1. Bạn cũng sẽ cần visa F-1 nếu khóa học của bạn kéo dài hơn 18 giờ một tuần.
  • Để xin được visa F-1, bạn cần có đơn I-20 được cấp bởi trường mà bạn dự định qua nhập học
  • Hiện tại du học sinh Việt Nam được cấp visa thời hạn tối đa 1 năm, nhưng I-20 của bạn có thể có thời hạn đến hết khóa học
  • Luật pháp Hoa Kỳ không cho phép học sinh nước ngoài học tại trường tiểu học công lập (mẫu giáo đến lớp 8) hoặc chương trình giáo dục cho người lớn được tài trợ công. Do đó, thị thực F-1 không thể được cấp để học tại các trường như vậy.
    Thị thực F-1 có thể được cấp để theo học tại một trường trung học công lập (lớp 9 đến 12), nhưng học sinh bị giới hạn tối đa 12 tháng tại trường. Nhà trường cũng phải ghi rõ trong Mẫu I-20 rằng học sinh đã trả chi phí cho mục đích đó.
Nếu bạn có kế hoạch tham gia vào nghiên cứu hoặc đào tạo phi học thuật hoặc học nghề tại một tổ chức của Hoa Kỳ thì bạn cần có visa M-1.